Thứ hai, 13/11/2023 - 20:13
Sau quãng thời gian làm việc mệt mỏi, ta thường tìm tới Đà Lạt - thành phố sương mù ngàn hoa để nghỉ ngơi, thư giãn. Tuy nhiên, với những người chưa có kinh nghiệm đi Đà Lạt bằng ô tô thì sẽ gặp khá nhiều khó khăn trong việc chuẩn bị lên kế hoạch, khởi hành và di chuyển qua những cung đường dốc. Bài viết dưới đây OneCars sẽ hướng dẫn bạn cách đi Đà Lạt bằng ô tô một cách chi tiết nhé.
Mục lục
Kinh nghiệm đi Đà Lạt bằng ô tô nếu nắm rõ sẽ giúp bạn tránh được các sự cố đột ngột xảy ra. Để có một chuyến hành trình hoàn hảo và an toàn, tài xế phải chuẩn bị trước thật kỹ từ khâu kiểm tra xe cho tới việc tránh khung giờ cao điểm như thế nào,... Dưới đây là những điều các bác tài cần lưu ý trước khi khởi hành.
Kinh nghiệm lái xe ô tô đi Đà Lạt đầu tiên OneCars muốn hướng dẫn bạn chính là phải luôn kiểm tra xe. Chiếc xe ô tô là người bạn đồng hành trong cả chuyến hành trình dài tới Đà Lạt. Bên cạnh đó, đường đi Đà Lạt vốn có nhiều đèo và dốc cao hiểm trở. Chính vì vậy, việc quan sát kỹ, kiểm tra tổng quan xe trước khi khởi hành là vô cùng quan trọng. Bảo đảm rằng, xe luôn trong tình trạng hoạt động tốt, không có hỏng hóc gì, bởi trong chuyến hành trình sẽ phải đi qua nhiều cung đường đèo nguy hiểm.
Thời tiết là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn tới hành trình đi của bạn. Các tài xế phải nắm rõ được thời tiết để chủ động lên kế hoạch chuẩn bị hành lý, sắp xếp thời gian,... Trước chuyến đi Đà Lạt khoảng 1 tuần, bạn nên thường xuyên cập nhập tình hình thời tiết mỗi ngày để tránh những bất tiện có thể xảy ra trên đường đi.
Trong các trường hợp tình tình hình thời tiết chuyển biến xấu như: sạt lở đất, lũ lụt, mưa lớn,... bạn nên dời lại lịch trình chuyến đi của mình, đảm bảo được sức khỏe, sự an toàn cho bạn và những thành viên đi cùng.
Thông thường, giờ cao điểm là khung thời gian căng thẳng, sẽ rơi vào khoảng sáng 6h00 - 9h00, chiều 16h00 - 19h30 hằng ngày. Một kinh nghiệm đi Đà Lạt bằng ô tô mà OneCars muốn hướng dẫn bạn chính là hãy cân nhắc chọn khung giờ xuất phát, bạn có thể đi vào sáng sớm hoặc tối muộn. Lúc này, người dân không ra đường nhiều, tình trạng kẹt xe sẽ được giảm đáng kể.
Khoảng cách từ Sài Gòn tới Đà Lạt chỉ khoảng 300km. Chính vì vậy, đi phượt Đà Lạt bằng xe ô tô cá nhân là hoàn toàn phù hợp và tiết kiệm được nhiều chi phí. Chỉ cần tuân thủ an toàn giao thông, đi với tốc độ và phần đường quy định, thì ngay cả những bác tài chưa cứng tay lái cũng có thể thực hiện chuyến hành trình đi Đà Lạt bằng ô tô.
Có 2 đường đi Đà Lạt bằng ô tô cho các bạn lựa chọn dưới đây. Bỏ túi ngay kinh nghiệm đi Đà Lạt bằng ô tô qua những cung đường phổ biến này nhé.
Tuyến đường đi Sài Gòn tới Đà Lạt này chỉ dành riêng cho phương tiện xe ôtô, kéo dài từ nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh cho tới trung tâm của thành phố Đà Lạt, thuộc tỉnh Lâm Đồng.
Đầu tiên, các tài xế xuất phát tại thành phố Hồ Chí Minh rồi tới thẳng hầm Thủ Thiêm. Sau đó, di chuyển đến cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây. Cao tốc này có đoạn đường dài khoảng 55km, sau khi đi hết quãng đường, tài xế rẽ trái, đi vào quốc lộ khoảng 14km nữa, sau đó rẽ phải, đi vào quốc lộ 20.
Tiếp theo, khi đã đi lên QL 20 rồi thì đi khoảng 75km nữa sẽ tới địa phận hành chính đầu tiên thuộc tỉnh Lâm Đồng. Tài xế tiếp tục đi thẳng hướng quốc lộ 20 thêm khoảng 40km nữa là có thể thấy được thành phố Bảo Lộc. Từ thành phố Bảo Lộc, người lái sẽ di chuyển theo hướng QL20 thêm khoảng 110km nữa sẽ đến Đà Lạt.
Tuyến đường này phổ biến nên khá dễ tìm, đường đẹp, tuy vậy, khi lên tới Lâm Viên hãy cẩn thận gặp các vấn đề về độ cao, đổ đèo và lượng sương mù dày đặc vào sáng sớm.
Đèo Tà Pứa hay còn được gọi là đèo Bà Sa, nằm trên DT713 tại vùng giáp ranh với xã Mê Pu, thuộc huyện Đức Linh và xã Đức Phú, thuộc huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận. Những tài xế từ Sài Gòn đi Đà Lạt bằng ô tô nên thử khám phá cung đường với những cảnh đẹp thiên nhiên này.
Đầu tiên, sau khi di chuyển từ TP.Hồ Chí Minh lên cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, bạn hãy rẽ phải tới quốc lộ 1A. Tiếp theo, các tài xế chạy theo hướng đường đi từ Bình Thuận tới chân đèo Tà Pứa, đi qua chân đèo Tà Pứa sẽ đến được chân đèo Bảo Lộc.
Tuy vậy cung đường đi qua đèo Tà Pứa khá dốc, ngắn với những khúc cua chữ U liên tiếp rất nguy hiểm, có nhiều đoạn trơn trượt, nếu không chú ý sẽ dễ xảy ra tai nạn. Chính vì thế, nếu đi ô tô từ Sài Gòn lên Đà Lạt với tay lái yếu, bạn nên ưu tiên chọn lộ trình 1. Cần lưu ý, kinh nghiệm đi Đà Lạt bằng ô tô khi chạy đường đèo chính là chạy đúng tốc độ, đề cao sự tập trung, quan sát, tránh giờ cao điểm để bảo đảm an toàn.
Khi lái xe ở đường đèo núi nguy hiểm, đặc biệt khi đổ đèo, là kỹ năng hoàn toàn khác biệt so với việc lái trong thành phố hay lái đường cao tốc. Đòi hỏi tài xế phải có tâm lý vững vàng, kỹ năng xử lý tình huống tốt,... Dưới đây là những kinh nghiệm lái xe đường đèo Đà Lạt mà các tài xế có ý định du lịch Đà Lạt nên nắm rõ.
Xe số tự động có khác biệt so với xe số sàn ở những tính năng tự động, cách vận hành của xe. Các tính năng của xe số tự động rất phù hợp để giúp tài xế đi đường đèo với những khúc cua hiểm trở, không bằng phẳng, nhiều dốc. Dưới đây là kinh nghiệm đi Đà Lạt bằng ô tô số tự động, đặc biệt là trên đường đèo mà bạn cần lưu ý.
Đi đường đèo xe số tự động leo dốc ở Đà Lạt:
Khi xe chuẩn bị leo dốc cao tại Đà Lạt, nếu bác tài đi xe số sàn thì hãy để nguyên số D. Hệ thống xe sẽ tự sang số phù hợp dựa trên tính toán ECU cùng vị trí của bướm ga và tốc độ xe ô tô.
Đi đường đèo xe số tự động xuống dốc và đổ đèo:
Khi lên tới đỉnh dốc tại Đà Lạt, tài xế không nên để số D nữa. Nên lái xe với tốc độ khoảng 40-50 km/h, tiếp theo kéo cần số về L2 hoặc D3, hoặc M- tương tự với xe số sàn. Tuy nhiên để oto sang số chính xác, ECU sẽ kiểm soát tốc độ xe, tránh việc ép số, ép ga và ngăn động cơ không quá tốc độ. Hộp số tự động giữ số khi người lái kéo cần số về D- trong lúc ôtô đang di chuyển tốc độ cao.
Như đã đề cập ở trên, Đà Lạt có rất nhiều con dốc cao, vì vậy, kinh nghiệm lái xe đường đèo Đà Lạt với xe số tự động để xuống dốc an toàn chính là tài xế hãy để hờ chân lên phanh. Gạt cần số về D2, L hoặc M- khi cảm thấy tốc độ tăng dần và không an toàn. Khi xuống dốc, tốc độ xe vẫn nằm trong khoảng 40 tới 50 km/h, không cần sử dụng ga hay phanh thì nghĩa là ô tô đổ dốc với số phù hợp.
Tuy nhiên, với những đoạn đường dốc ngắn của Đà Lạt thì người lái nên chuyển về số tay, “lên số nào, xuống số đó” (khi lên dốc sang số D, xuống dốc về D2, D3).
Dốc ở Đà Lạt khá nguy hiểm, chính vì thế, khi xe leo dốc, tài xế nên chuyển xe về số thấp hơn, tăng khả năng bám đường. Chẳng hạn số 1, số 2, số 3…
Tài xế cần phối hợp giữa côn – ga – số duy trì sức mạnh xe. Tuy vậy, không nên gây quá tải cho động cơ. Điều chỉnh tốc độ động cơ phù hợp tùy theo công suất và tải trọng của xe.
Để xuống dốc Đà Lạt một cách an toàn, tài xế hãy đệm phanh, nhả ga, đạp côn về số thấp (1, 2, 3) là có thể tận dụng phanh động cơ hãm xe lại rất hiệu quả. Để bảo đảm an toàn, các bác tài cần thành thục kỹ thuật sang số để quá trình về số diễn ra dứt khoát và nhanh chóng.
Dù đã có kinh nghiệm đi Đà Lạt bằng ôtô, nhưng nhiều tài xế vẫn phải tập trung cao độ khi lái xe đường đèo. Dưới đây là những kinh nghiệm lái xe đường đèo Đà Lạt mà bạn nên lưu ý:
Dưới đây là những thông tin về chi phí di chuyển, khách sạn, ăn uống tại Đà Lạt một cách cơ bản, giúp bạn nắm rõ kinh nghiệm lái xe từ Sài Gòn đi Đà Lạt mà không quá tốn kém. Thông qua đó, bạn có thể dự trù ngân sách, lên kế hoạch chi tiêu sao cho hợp lý nhất.
Nếu đi bằng xe ô tô cá nhân thì chi phí sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều. Tiền xăng xe còn phụ thuộc vào dòng xe, hành lý, vật dụng trên xe có trọng lượng như nào, cách lái của từng tài xế,...
Ví dụ, với dòng xe Hyundai Accent: Mức tiêu hao nhiên liệu trung bình rơi vào khoảng 7-8 lít/100km, tính chiều đi lẫn về sẽ xấp xỉ 900.000 VND.
Về giá thuê phòng ở Đà Lạt, có khá nhiều mức giá phù hợp mọi đối tượng khách hàng. Loại nhà nghỉ, khách sạn, homestay bình dân, giá phòng đơn mỗi đêm dao động 200.000 đến 400.000 đồng.
Những loại phòng tiện nghi hơn, từ 3* trở lên sẽ có giá 500.000 đến 800.000 đồng/ đêm, 4* sẽ dao động khoảng 1.000.000 đến 1.500.000 đồng/ đêm. Hiện tại, mặt bằng chung giá cả tại Đà Lạt để ăn ngon ăn no, chi phí ăn uống cho 2 người dao động 700.000 đến 800.000 đồng.
Trên đây là những kinh nghiệm đi Đà Lạt bằng ô tô mà OneCars muốn gửi tới các bạn. Chúc các bạn có một chuyến du lịch an toàn, trọn vẹn. Muốn biết thêm các thông tin hữu ích khác, hãy ghé onecars.vn nhé!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Kinh nghiệm lái xe 18-11-2022
Để lái xe ô tô một cách thành thục thì điều đầu tiên mọi người cần phải biết đó là cách cầm vô lăng sao cho chuẩn nhất. Điều này rất quan trọng vì tay cầm vô lăng ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng xử lý tình huống của người lái xe. Vậy nên bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cách cầm vô lăng chuẩn mong mọi người có thêm kiến thức để lái xe an toàn hơn.
Kinh nghiệm lái xe 18-11-2022
Dù lái xe ô tô hay lái bất kỳ phương tiện gì thì an toàn vẫn là trên hết. Thế nên người lái xe cần có kiến thức lái xe cũng như kinh nghiệm để có thể xử lý tình huống khi tham gia giao thông. Cách vào cua xe ô tô là một trong những kỹ thuật rất cần thiết đối với người lái xe, nhưng vào cua sao cho mượt mà và an toàn thì không phải ai cũng biết
Kinh nghiệm lái xe 21-12-2023
Cách mở cửa xe ô tô khi quên chìa khóa ai cũng nên nhớ sẽ được Onecars giới thiệu trong bài viết này. Trong quá trình sử dụng xe, nếu bạn vô tình quên chìa khóa trong xe hay bị mất chìa khóa thì đây sẽ là những kim chỉ nam dành cho bạn.
Kinh nghiệm lái xe 05-07-2022
Khi lái xe trên cao tốc thì các phương tiện sẽ chạy với tốc độ rất cao, thường là từ 60-120 km/h. Thế nên chỉ cần một chút sơ suất, mất tập trung hay lái xe sai luật cũng có thể gây ra những va chạm không mong muốn. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ cho mọi người kinh nghiệm lái xe trên cao tốc nhằm trang bị những kỹ năng để lái xe an toàn hơn.
Kinh nghiệm lái xe 05-07-2022
Lái xe đường trường là một trải nghiệm khá thú vị nhưng đối với những tài xế mới thì lại là một việc không đơn giản. Bởi họ thường lo lắng không biết phải chuẩn bị những gì? Sẽ gặp những tình huống nào và phải xử lý ra sao? Thế nên bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những kinh nghiệm lái xe đường trường để cho anh em xế mới yên tâm thực hiện chuyến đi và có những trải nghiệm thú vị nhé!
Kinh nghiệm lái xe 05-07-2022
Lái xe ô tô trời mưa luôn là một việc khó khăn với mọi tài xế, trời mưa đường trơn trượt, tầm nhìn giảm thường khiến người lái khó kiểm soát tình hình và dễ gặp sự cố. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những kinh nghiệm lái xe ô tô trời mưa nhằm đảm bảo an toàn cho người lái, mọi người xung quanh cũng như chính phương tiện của họ.
Kinh nghiệm lái xe 05-07-2022
Có rất nhiều lý do mà mọi người phải lái xe ô tô ban đêm nhưng đây lại là thời điểm lái xe nguy hiểm. Bởi vào ban đêm tầm nhìn giảm, mọi người thường mất tập trung hoặc buồn ngủ nên thường sẽ có nhiều vụ tai nạn xảy ra vào ban đêm. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ kinh nghiệm lái xe ô tô ban đêm và những lưu ý để giúp anh em hạn chế rủi ro khi lái xe vào thời điểm này.
Kinh nghiệm lái xe 06-07-2022
Hàng năm có rất nhiều vụ tai nạn xảy ra trên các cung đường đèo, tuy nhiên phần lớn là vì sự thiếu kiến thức, chủ quan và phóng nhanh vượt ẩu của người lái xe. Cho nên bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm lái xe đường đèo và một vài lưu ý để anh em có thể lái xe an toàn trên các cung đường đèo hiểm trở.
Kinh nghiệm lái xe 06-07-2022
Hiện nay túi khí ô tô không còn xa lạ gì với mọi người, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ cách hoạt động, tầm quan trọng của nó. Thế nên bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những kiến thức hữu ích giúp hiểu hơn về thiết bị an toàn này nhé.
Kinh nghiệm lái xe 06-07-2022
Vượt xe là một kỹ năng nghe qua thì tưởng chừng đơn giản mà người nào cũng thực hiện được khi lái xe. Nhưng để vượt xe an toàn thì không phải ai cũng biết, nên bài viết sau đây sẽ chia sẻ những kỹ năng vượt xe an toàn để mọi người có thể tự tin khi tham gia giao thông nhé.
Tìm kiếm nhiều